Hình bình hành là một trong các hình học cơ bản được biết đến trong chương trình tiểu học. Tuy nhiên, nếu đã đi qua, không phải ai cũng nhớ đúng công thức tính Diện tích hình bình hành. Nội dung về công thức tính chu vi, diện tích của hình bình hành chi tiết dưới đây để bạn tham khảo.
MENU
Hình bình hành là hình gì?
Khái niệm
Hình bình hành là tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song hoặc có 1 cặp cạnh đối song song và bằng nhau. Hình bình hành sở hữu 2 góc đối bằng nhau, 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường..
Cũng có thể coi hình bình hành là 1 trường hợp đặc biệt của hình thang.

Tính chất
Các cạnh đối diện bằng nhau.
Các góc đối diện bằng nhau.
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Chẳng hạn ABCD là hình bình hành, AC cắt BD tại O. Khi đó:
AB //= CD, AD //= BC
Góc A= Góc C, Góc B= Góc D
OA = OC= ½ AC, OB = OD= ½ BD
Dấu hiệu nhận biết
a) Tứ giác có các cạnh đối song song thì là hình bình hành.
b) Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau thì là hình bình hành.
c) Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau thì là hình bình hành.
d) Tứ giác có các góc đối bằng nhau thì là hình bình hành.
e) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường thì là hình bình hành.
Công thức tính Diện tích hình bình hành
Diện tích của hình bình hành được hiểu là độ lớn của bề mặt hình, là phần mặt phẳng ta có thể nhìn thấy của hình bình hành.
Diện tích của hình bình hành sẽ bằng tích của độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao.
SABCD = axh
Trong đó:
S là diện tích của hình bình hành.
a là cạnh đáy của hình bình hành.
h là chiều cao tương ứng với cạnh đáy, là đường nối từ đỉnh tới đáy của một hình bình hành.
>> Xem thêm: 1000 won bằng bao nhiêu tiền việt

Công thức tính chu vi hình bình hành
Chu vi hình bình hành sẽ tổng độ dài các đường bao quanh hình. Tức là đường bao quanh toàn bộ diện tích, bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ trong hình bình hành..
Nói cách khác, chu vi hình bình hành là tổng độ dài của 4 cạnh hình bình hành. Công thức tính chu vi:
C = 2 x (a+b)
Trong đó:
C là chu vi của hình bình hành.
a và b là cặp cạnh kề nhau trong hình bình hành.

>> Tham khảo: Công ty cho thuê xe du lịch tại đà nẵng
Các dạng bài tập liên quan đến diện tích hình bình hành
Dạng 1: Tính diện tích khi bài cho độ dài đáy và chiều cao
Phương pháp: Với dạng bài tập này, bạn chỉ cần áp dụng công thức tính diện tích S = B x H để tính ra kết quả.
Ví dụ: Tính diện tích của hình bình hành cho biết độ dài đáy bằng 8cm và chiều cao bằng 10cm.
Giải
Ta có: S = B x H = 8 x 10 = 80 cm2
Vậy diện tích của hình bình hành trên là 60 cm².
Dạng 2: Tính độ dài đáy khi cho biết diện tích và chiều cao hình bình hành
Phương pháp: Từ công thức tổng quát S = B x H, ta suy ra cách tính độ dài cạnh đáy như sau: B = S : H.
Ví dụ: Tính độ dài đáy của hình bình hành cho biết diện tích bằng 50 cm² và chiều cao bằng 5 cm.
Giải:
Từ công thức S = B x H, ta suy ra độ dài đáy: B = S : H = 50 /5 = 10 cm
Vậy độ dài đáy của hình bình hành đã cho là 10cm
Dạng 3: Tính chiều cao khi bài cho diện tích và độ dài đáy hình bình hành
Phương pháp:Từ công thức S = B x H, ta suy ra công thức tính chiều cao của hình là H = S : B
Ví dụ: Tính độ dài đáy của hình bình hành biết diện tích bằng 60 cm² và chiều cao bằng 5 cm.
Giải:
Ta có S = B x H => B = S : H= 60 : 5 = 12cm
Vậy độ dài đáy của hình bình hành là 12 cm.
Dạng 4: Tính diện tích của hình bình hành khi bài cho biết diện tích hình chữ nhật và diện tích hình tam giác cấu tạo nên nó
Phương pháp: Đầu tiên bạn cần xem xét 2 diện tích này là đã cùng đơn vị đo chưa. Nếu chưa, quy đổi về cùng đơn vị đo diện tích. Rồi sau đó áp dụng phép tính tổng để tính diện tích của hình bình hành. Bởi hình bình hành bằng 1 hình chữ nhật cộng 2 hình tam giác.
Ví dụ: Tính diện tích của hình bình hành nếu biết diện tích hình chữ nhật và tam giác cấu tạo lên nó như sau:
Diện tích hình chữ nhật S1 = 12cm2
Diện tích hình tam giác S2 = 500 mm2
Giải:
Ta có Diện tích hình tam giác S2 = 500 mm2 = 5 cm2
Vậy Diện tích của hình bình hành: S = S1 + 2 x S2 = 12 + 2 x 5 = 12 + 10 = 22 cm2
Các lưu ý khi tính diện tích hình bình hành
Dưới đây là một số lưu ý khi tính diện tích của hình bình hành mà bạn cần nắm:
Về đơn vị đo độ dài của cạnh đáy và chiều cao phải tương đồng. Nếu chúng khác nhau, hãy quy về cùng một đơn vị đo độ dài.
Kiểm tra kết quả ít nhất 2 lần để đảm bảo kết quả không xảy ra sai sót.
Sử dụng công thức phù hợp áp dụng đề bài cho.